Khung cửa sổ bằng sắt sau nhiều năm sử dụng xuất hiện hoen rỉ, bạn cần phải sơn lại. Cửa sắt mới mua về, bạn cũng cần sơn để bảo vệ của dưới các tác động của môi trường. Vậy cách sơn cửa sắt như thế nào là đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của USKOLOR nhé!
1. Cách sơn khung cửa sổ bằng sắt cũ và hoen rỉ
Nhận diện mức độ hư hại của cửa sắt
Cửa sắt có 3 mức hư hại từ nhẹ đến nghiêm trọng như sau:
- Rỉ nhẹ: Khung cửa sổ bắt đầu xuất hiện bong tróc 1 số mảng sơn, rỉ sét dạng hạt li ti. Khi tác động lực hay chà xát mạnh sẽ làm các hạt li ti bay mất.
- Rỉ trung bình: Xuất hiện tình trạng giống rỉ nhẹ nhưng ở mức độ nhiều và dày đặc hơn. Các rỉ sét xuất hiện theo từng mảng màu nâu hoặc đen.
- Rỉ nặng: Xuất hiện rỉ sét đã bắt đầu ăn mòn khung cửa sổ. Diện tích bề mặt hầu như bị rỉ sét hoàn toàn.
Các bước tiến hành sơn cửa sắt
Làm sạch bề mặt có rỉ sét
Tùy thuộc vào độ rỉ sét mà bạn tiến hành làm sạch bề mặt bằng các dụng cụ khác nhau. Nếu khung cửa sổ của bị bị rỉ quá nhiều, bạn cần sử dụng máy hàn để lấp đi những phần bị lõm do rỉ sét gây ra, đây là cách để bề mặt cửa phẳng lại trước khi tiến hành sơn.
Nếu khung cửa sổ của bạn chỉ ở tình trạng rỉ nhẹ hoặc trung bình thì bạn hãy lấy giấy nhám chà bề mặt để chúng nhẵn lại. Tuy nhiên, bạn hãy chà cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến những lớp sơn chưa bị oxy hóa, hoen rỉ.
Sau khi làm sạch và làm phẳng bề mặt, bạn hãy lấy chổi làm sạch hết phần bụi và rỉ sét còn vướng lại trên khung cửa sổ. Cuối cùng hãy để cửa thật khô ráo trước khi tiến hành sơn.
Sơn lớp sơn lót
Lớp sơn lót là bước quan trọng trong cách sơn cửa sắt đẹp. Lớp sơn này sẽ đóng vai trò chống rỉ sét và tạo ra độ bám dính chắc chắn hơn cho lớp sơn phủ tiếp theo. Hơn nữa, lớp sơn này cũng sẽ giúp khung cửa sổ bằng sắt đảm bảo được tuổi thọ lâu hơn.
Bạn dùng chổi quét thật đều lớp sơn lên cửa sắt, sơn thật đều để độ bám được chắc hơn. Sơn đều, sơn phủ toàn bộ bề mặt, tránh bỏ sót.
Tiến hành sơn phủ
Lớp sơn phủ là lớp sơn “bộ mặt” của khung cửa sổ bằng sắt. Sau khi lớp sơn lót khô, bạn tiếp tục phủ lên trên lớp sơn phủ, sơn thật đều. Bạn có thể sử dụng chổi quét, lăn sơn hay dùng cách phun sơn, tất cả đều rất phù hợp. Các loại màu sơn cửa sắt được sử dụng phổ biến là đỏ, xám, trắng, xanh…
2. Cách sơn khung cửa sổ bằng sắt mới
Làm sạch bụi bề mặt
Cửa sắt mới sẽ không có rỉ sét nhưng vẫn chứa bụi bẩn nên bạn hãy làm sạch bề mặt trước khi sơn nhé! Đơn giản, bạn chỉ cần dùng chổi, khăn sạch để làm sạch hoặc có thể sử dụng quạt thổi rất nhanh chóng.
Tiến hành sơn lớp sơn lót
Tương tự đối với cửa sắt cũ, lớp sơn lót là bước quan trọng trong cách sơn cửa sắt đẹp. Lớp sơn này sẽ đóng vai trò chống rỉ sét và tạo ra độ bám dính chắc chắn hơn cho lớp sơn phủ tiếp theo. Hơn nữa, lớp sơn này cũng sẽ giúp khung cửa sổ bằng sắt đảm bảo được tuổi thọ lâu hơn.
Bạn dùng chổi quét thật đều lớp sơn lên cửa sắt, sơn thật đều để độ bám được chắc hơn. Sơn đều, sơn phủ toàn bộ bề mặt, tránh bỏ sót.
Tiến hành sơn lớp sơn phủ
Sau khi lớp sơn lót khô, bạn tiến hành cách sơn cửa sắt với lớp sơn phủ. Bạn làm tương tự như đối với khung cửa sổ sắt cũ. Nên nhớ, bạn hãy lựa chọn loại sơn thật tốt để hạn chế tối đa việc rỉ sét nhé!
3. Những lưu ý khi sơn khung cửa sổ, cửa sắt
Thời điểm sơn khung cửa sổ: Nên sơn cửa vào những ngày thời tiết khô ráo, tránh những ngày mưa. Những ngày này sẽ giúp quá trình sơn được thuận lợi và nhanh chóng hơn, tránh dính nước làm ẩm bề mặt.
Chất liệu khung cửa sổ: Chất liệu sắt được chọn cần đảm bảo chất lượng cao để tuổi thọ cửa tăng cao. Chất lượng tốt cũng giúp cửa hạn chế được sự oxy hóa, hoen rỉ,…
Lợi sơn được sử dụng: Sơn lót và sơn phủ cũng cần phải sử dụng loại tốt nhất để sơn phát huy hết tác dụng. Hạn chế được các tác động từ môi trường xung quanh, tăng tuổi thọ cho khung cửa sổ.
An toàn khi sơn: Khi tiến hành sơn cửa sắt, bạn cần đeo khẩu trang, kính để bảo vệ mắt và không ngửi mùi hóa chất từ sơn. Trong lúc pha sơn cửa có thể sẽ sử dụng đến các dung môi nên bạn hãy thật cẩn thận để không gây cháy nổ ảnh hưởng đến an toàn bản thân nhé!
Bài viết đã chia sẻ đến bạn cách sơn khung cửa sổ bằng sắt cũ và mới. Hãy lưu ý những điều chúng tôi gửi đến bạn đọc và thực hành thật tốt nhé!