Sau thời gian dài sử dụng, tường nhà sẽ bắt đầu xuất hiện những vết nứt, là điều kiện để nấm mốc phát triển. Đây là điều dễ bắt gặp tại các ngôi nhà cũ. Vậy trước khi tiến hành sơn nhà cũ hiệu quả. Bạn hãy xử lý vấn đề chống thấm tường nhé! Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Những nguyên nhân dẫn đến thấm tường nhà

Các vật liệu xây dựng đều có những khoảng trống trong cấu trúc thiết kế nên khi tiếp xúc với nước, nước sẽ thẩm thấu được. Nước thấm sâu vào các khe hở và đi vào các khoảng trống. Điều này sẽ làm cho bức tường xuất hiện hiện tượng thấm nước.

Tường bị thấm do vị trí đặt các ống thoát nước của ngôi nhà. Các khu vực tiếp giáp tường thường bị rỉ nước, gây thẩm thấu và nứt bề mặt. Từ đó nước sẽ ngấm sâu vào bên trong, lâu ngày sẽ làm mục lớp sơn, khiến tường bị loang lổ rất mất thẩm mỹ.

Cách xử lý chống thấm cho tường nhà trước khi sơn nhà cũ hiệu quả

Chống thấm tường nhà cũ bên trong để sơn nhà cũ hiệu quả

Chống thấm tường nhà thật cẩn thận trước khi sơn nhà cũ hiệu quả
Chống thấm tường nhà thật cẩn thận trước khi sơn nhà cũ hiệu quả

Ngôi nhà sau quá trình sử dụng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng xuống cấp tường nhà. Để có thể xử lý kịp thời, bạn hãy tham khảo quy trình chống thấm dưới đây trước khi tiến hành sơn nhà cũ nhé!

  • Làm sạch lớp sơn bong tróc trên bề mặt tường. Vệ sinh lại sạch sẽ những khu vực có hiện tượng bị thấm, ẩm mốc trên tường, để tường láng mịn.
  • Tìm những vết nứt, vết hở trên bề mặt bức tường.
  • Trám lại những vết nứt, vết hở bằng vữa chuyên dụng cho nội thất.
  • Tiến hành lăn sơn chống thấm cho bề mặt tường nhà cũ. Cần sơn nhà cũ từ 1 đến 2 lớp chống thấm để tránh những tình trạng thấm tiếp tục xảy ra. Bạn cần để bề mặt tường thật khô thoáng, độ ẩm dưới 16% thì mới bắt đầu tiến hành sơn nhà cũ hiệu quả.

Chống thấm trần nhà cũ trước khi sơn nhà cũ hiệu quả

Trần nhà là nơi dễ bị hiện tượng thấm nước và xuống cấp bởi đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với nắng và gió, với những đường ống thoát nước. Chính vì vậy, khi thi công trần nhà không cẩn thận rất dễ dẫn đến hiện tượng thấm nước.

Trần nhà rất dễ bị thấm nước nên cần tiến hành chống thấm cẩn thận
Trần nhà rất dễ bị thấm nước nên cần tiến hành chống thấm cẩn thận

Để khắc phục được tình trạng này trước khi sơn nhà cũ hiệu quả, bạn cần thực hiện:

  • Làm sạch bề mặt trần nhà. Vệ sinh lại sạch sẽ những khu vực có hiện tượng bị thấm, ẩm mốc giúp bề mặt láng mịn.
  • Dùng hỗn hợp xi măng và cát trám lại những vết hở, vết nứt thật cẩn thận.
  • Trét lớp sơn chống thấm lên bề mặt trần nhà, phủ từ 1 đến 2 lớp để khả năng chống thấm đạt hiệu quả tối đa.
  • Tiếp tục trét 1 lớp xi măng rồi tiến hành lát gạch cho trần nhà.

Chống thấm tường nhà cũ bên ngoài

Chống thấm tường nhà mặt ngoài kỹ lưỡng cho ngôi nhà
Chống thấm tường nhà mặt ngoài kỹ lưỡng cho ngôi nhà

Đối với tường mặt ngoài và mặt trong đều có những điểm chung và khác nhau khi chống thấm. Chống thấm tường nhà bề mặt ngoài trước khi tiến hành sơn nhà cũ hiệu quả được thực hiện theo những bước sau đây:

  • Làm sạch lớp sơn bong tróc trên bề mặt tường. Vệ sinh lại sạch sẽ những khu vực có hiện tượng bị thấm, ẩm mốc trên tường.
  • Lau khô bề mặt tường để lớp sơn được bám dính chắc chắn.
  • Với những bức tường xuất hiện vết nứt, bạn đổ trực tiếp vào vết nứt sản phẩm chống thấm.
  • Sử dụng lớp sơn lót khô cho bề mặt tường phía ngoài.
  • Tiến hành sơn nhà cũ, hoàn thiện bằng lớp sơn phủ.

Áp dụng đúng cách chống thấm cho các bề mặt tường giúp nỗi lo về ẩm mốc, rêu mốc biến mất. Tiến hành chống thấm nhà và lựa chọn những vật liệu chất lượng cao ngôi nhà nhé! Hãy tham khảo những phương pháp chống thấm cho tường nhà cũ hiệu quả nhất nhé! Tường nhà sẽ được xử lý kịp thời và ngăn chặn được các hiện tượng thấm nước.